Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Không dám đi khám phụ khoa lần thứ hai

Cách đây 1 tháng, em đi khám phụ khoa (em mới bỏ vòng tránh thai trước đó 4 tháng) để chuẩn bị sinh em bé. Nhưng bác sĩ nói em bị viêm một chút. Vì đi khám lần đầu, bác sĩ nam khám nên em ngại không dám hỏi rõ là viêm gì. Sau đó bác sĩ kê cho em một số thuốc đặt và uống. Em đã đặt hết đợt thuốc đó rồi nhưng không dám đi khám lại nên không biết bệnh đã đỡ hay chưa.

Bác sĩ cho em hỏi, em có thể tự mua thuốc đó về đặt tiếp để khỏi triệt để hay không? Viêm phụ khoa có ảnh hưởng đến chuyện thụ thai hay không? Trong thời gian đặt thuốc, nếu em có bầu thì có ảnh hưởng gì không? Em xin chân thành cảm ơn! (Hải Loan)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Hải Loan thân mến,
Vòng tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai tạm thời và hiệu quả tránh thai cao tới 98%, được áp dụng cho những phụ nữ đã sinh con bằng phương pháp sinh thường. Vòng tránh thai làm cho tinh trùng không thể đi vào lòng tử cung để gặp trứng bằng cách thay đổi môi trường của nội mạc tử cung, ngăn không cho trứng làm tổ ở đây.

Vì đi khám lần đầu, bác sĩ nam khám nên em ngại không dám hỏi rõ là viêm gì. Ảnh minh họa
Vòng tránh thai có những ưu điểm rõ rệt, như làm giảm lượng máu mất khi hành kinh, giảm đau bụng kinh, giảm xuất hiện và phát triển u xơ tử cung – một hiệu quả có được nhờ tác dụng của progesterone, giảm nguy cơ viêm vùng chậu và thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, sự hiện diện của progesterone cũng sẽ gây ra những tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, đau vú, rậm lông, mụn trứng cá, tăng tỷ lệ xuất hiện các nang chức năng của buồng trứng, rong huyết kéo dài, vô kinh, thiểu kinh (tương tự như tác dụng phụ của que cấy tránh thai).
Tuy có những ưu điểm như trên nhưng vòng tránh thai cũng có những nhược điểm đáng kể, nhược điểm lớn nhất của vòng tránh thai là nguy cơ viêm âm đạo, viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung và tụt vòng.
Bạn đã bỏ vòng tránh thai được 4 tháng và đến bây giờ đi khám lại thấy viêm nhẹ thì có thể nguyên nhân không phải do vòng tránh thai gây ra. Bạn cần làm các xét nghiệm dịch tiết âm đạo cần thiết để xác định cụ thể loại virus gây viêm nhiễm, như vậy mới có thể điều trị dứt điểm bệnh.&nbsp
Bác sĩ đã khám và kê đơn thuốc cho bạn thì bạn nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Sau khi hết đợt điều trị, bạn nên đi khám lại để kiểm tra tình trạng bệnh của mình đã đỡ chưa hay nặng thêm, từ đó bác sĩ mới biết để kê thuốc phù hợp.
Tuyệt đối không tự mua thuốc về đặt và uống vì có thể thuốc không còn phù hợp tại thời điểm đó và góp phần làm cho bệnh tiến triển nặng hơn, từ đó ảnh hưởng đến sự rụng trứng hoặc sản sinh các hormone giới tính… cản trở việc thụ thai…&nbsp
Viêm phụ khoa có ảnh hưởng đến chuyện mang thai, do vậy, vợ chồng bạn nên ngừng quan hệ tình dục trong thời gian đang điều trị viêm nhiễm để tránh tình trạng viêm nặng hơn. Tùy từng loại thuốc bạn dùng mà bác sĩ sẽ khuyến cáo có ảnh hưởng đến thai nhi hay không hoặc có cần phải tránh việc có bầu lúc này hay không. Vì vậy, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình về vấn đề này nhé.
Chúc bạn nhanh khỏi bệnh và sớm có tin vui!
&nbsp

Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về e-mail:&nbspsuckhoe@afamily.vn



Muốn phòng bệnh phụ khoa hoặc bệnh liên quan đến giới tính, tình dục một cách hiệu quả, trước hết chị em phải hiểu rõ về vùng kín

Không dám đi khám phụ khoa lần thứ hai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét