1. Cảm lạnh trúng gió: Uống nhiều nước
Các biểu hiện điển hình của cảm lạnh là: sốt cao, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, toàn thân nhức mỏi, ho, họng khô, có đờm…
Cách phòng tránh đơn giản nhất là uống nhiều nước đun sôi để nguội, duy trì chế độ ăn thanh đạm nhưng giàu dưỡng chất.
Khi bắt đầu có triệu chứng cảm lạnh, nếu do bị nhiễm lạnh nên ngay lập tức uống nước gừng với đường để tán hàn.
Nếu do thức ăn tích tụ, đêm ngủ đắp chăn quá dày khiến cơ thể bị “bốc hỏa”, cảm lạnh thường có thêm triệu chứng khô mũi, thậm chí chảy máu cam, có thể ăn lê, hoặc uống nước lê chưng cách thuỷ với đường.
Căn bệnh thường gặp trong mùa giao mùa, benh viem mui di ung, ca người lớn và trẻ con đều dễ mắc phải bệnh viem mui di ung, tìm hiểu thêm về bệnh này tại viemxoang.vn
2. Ho, hen suyễn: Ăn uống cần thanh đạm
Thời tiết thất thường dễ phát các bệnh về phổi, khí quản, hen suyễn… Để phòng tránh, nên ăn uống cần thanh đạm, tăng cường lượng protein, vitamin, rau quả một cách thích hợp.
3. Các bệnh khoang miệng: Uống nước quả ép
Những người bị đờm ở cổ họng thường có cảm giác cổ họng khô, ngứa như có vật thể lạ mắc ở đó. Lúc này có thể ăn các loại quả nhiều nước, vị ngọt, nhuận như lê, cam…
Hiện tượng loét miệng là do thiếu hụt các loại rau quả và vitamin. Thông thường, bổ sung các vitamin tổng hợp nhóm B, axit folic, ăn nhiều các loại rau quả tươi có thể phòng tránh bệnh này.
4. Loét dạ dày: Ăn ít thực phẩm có tính chua, kỵ đồ lạnh
Quá trình trao đổi chất của cơ thể hoạt động mạnh vào mùa xuân, khiến dịch vị cũng tiết ra nhiều hơn. Nếu trạng thái tinh thần không ổn định, hay thêm các thói quen hút thuốc, uống rượu…có thể gây loét dạ dày.
Do đó, những người vốn có tiền sử dạ dày, cần chú ý ăn các thực phẩm dễ tiêu hoá, không ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc cay, hạn chế ăn đồ chua, kỵ đồ lạnh và rượu, thuốc lá; chú ý giữ ấm và duy trì trạng thái tinh thần ổn định. Ngoài ra, cháo hạt sen cũng là lựa chọn tốt cho những người hay bị lở loét ngoài da.
5. Táo bón: Ăn các thực phẩm nhuận tràng
Với những người hay bị táo bón, mỗi sáng uống 1 ly nước đun sôi để nguội hoặc 1 cốc nước muối nhạt; buổi tối uống 1 ly nước pha mật ong; hoặc ăn 6-7 quả táo tầu mỗi ngày có công dụng dưỡng máu, chất xơ trong táo tầu giúp nhuận tràng.
Ngoài ra, nước luộc củ cải trắng cũng có tác dụng nhuận tràng rất tốt.
Các thực phẩm khác như rong biển, rau cần, khoai lang…đều có hàm lượng chất xơ thô cao, có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón.
[viem mui di ung]“Ứng phó” dễ dàng với 5 bệnh thường gặp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét