Hãy xem, những thứ mà bình thường chúng ta hay vứt đi có công dụng như thế nào?
Vỏ trái cây: Chứa chất chống oxy hóa
Vỏ củ cải: Rất giàu phytochemical và chống chống oxy hóa, có tác dụng chống ung thư và tăng cưởng hệ miễn dịch. Chúng ta có thể ăn cả vỏ nếu rửa sạch để làm món salad trộn. Mùa đông nếu đau mỏi cơ khớp, lấy vỏ củ cải đắp lên chỗ đau, hay cho vỏ vào trong một miếng vải rồi chườm nóng.
Vỏ táo: Gần một nửa vitamin C ẩn chứa trong phần thịt táo sát vỏ táo, nếu gọt đi, phần thịt táo này cũng sẽ bị vứt đi. Ngoài ra, trong vỏ táo còn chứa một lượng lớn chất xơ không hòa tan, có thể tránh táo bón và giúp hạ lipid máu. Vì thế, để tận dụng triệt để lượng vitamin, chúng ta hãy rửa sạch và ngâm trong nước muối để ăn cả vỏ.
Gần một nửa vitamin C ẩn chứa trong phần “thịt” sát vỏ táo, nếu gọt đi, phần thịt táo này cũng sẽ bị vứt đi. 
Lá rau: “Kho báu dinh dưỡng”
Lá củ cải: Rất giàu vitamin A, là chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với da và mắt. Hơn nữa hàm lượng vitamin C trong lá củ cải khá phong phú, không chỉ phòng ngừa lão hóa da, ngăn ngừa tình trạng sạm da mà còn có thể phòng ngừa chứng lão hóa mạch máu và xơ vữa động mạch. Chất xơ trong lá củ cải còn có thể kích thích nhu động ruột, phòng táo bón. 
Ngoài ra, đây cũng là nguồn canxi dồi dào. Lá củ cải tươi rửa sạch để ráo, xay ra nước cốt, thêm một ít mật ong rồi dùng, dùng thường xuyên giúp bài độc và bảo vệ sức khỏe.
Lá cần tây: Lá cần tây có thể cung cấp canxi và sắt, là thực phẩm bổ dưỡng cho người bị loãng xương và thiếu máu do thiếu sắt. Lá cần tây còn có thể bổ sung các vitamin như vitamin C, vitamin E. Khi chế biến với cần tây, đừng vứt lá đi, nên rửa sạch và nấu hết.
Lá củ cải rất giàu vitamin A, là chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với da và mắt.
Rễ rau: Giúp thải độc
Rễ cần tây: Trong phần rễ cần tây có chứa rất nhiều allicin, có tác dụng chống oxy hóa, có đặc tính sát trùng, trị chứng đại tiện ra máu, đồng thời còn phòng ngừa hiệu quả các bệnh nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng đường hô hấp, hơn nữa có thể điều trị chứng cảm lạnh, giảm đau cơ. Dùng ten bộ rễ cần tây rửa sạch, dội lại bằng nước sôi để nguội, giã nát, cho thêm ten quả táo tàu, nấu nước, uống ngày hai lần.
Uống liền 15 – 20 ngày sẽ cho kết quả tốt trong việc điều trị bệnh huyết áp cao
Rễ rau bina: Chứa sắt, vitamin A, vitamin C, vitamin K, trong đó vitamin K có thể phòng ngứa da, chảy máu nội tạng. Thường xuyên ăn rễ rau bina có thể tăng cường thể lực, thải độc dễ dàng. Khi chế biến rau bina, các chị em chú ý nên rửa sạch cả rễ và nấu luôn nhé. Rễ rau này có rất nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, lại không có chất béo, nếu được kết hợp cùng gừng tươi thì sẽ ngăn ngừa được rất nhiều bệnh đấy.
Trong phần rễ cần tây có chứa rất nhiều allicin, có tác dụng chống oxy hóa.
Hạt: Gúp dưỡng da
Hạt bí ngô: Trong hạt bí ngô chứa kẽm và một chất steroid đặc biệt, hai chất dinh dưỡng này có thể làm giảm nguy cơ tổn thương tuyến tiền liệt. Ngoài ra, trong hạt bí ngô còn chứa cả axit linoleic và protein thực vật, có công dụng nhất định đối với đường huyết, mỡ máu. Hạt bí ngô có thể rang hoặc chiên để ăn.
Hạt bí đao: Hạt bí đao chứa axit linoleic và các axit béo không bão hòa khác, có thể giảm thiểu hiệu quả hàm lượng chất béo và cholesterol trong máu, có hiệu quả nhất định trong việc phòng ngừa bệnh tim. Khi nấu bí, đừng bỏ hạt đi mà hãy nấu kèm. Ngoài ra, có thể xay bí lẫn hạt thành nước ép để uống
Ăn hải sản thực sự rất tốt cho cơ thể, vì nó giàu vitamin và khoáng chất tự nhiên… 
Tác dụng từ vỏ, lá, hạt và rễ của một số rau quả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét